Tấm lợp lấy sáng nhà xưởng 2 loại chất lượng nhất nên dùng
Trên thị trường hiện này có 2 loại tấm lợp lấy sáng phổ biến là dạng đặc, dạng rỗng và dạng sóng. Cả 2 loại tấm lợp lấy sáng này đều có những đặc tính giống và khác nhau để phân biệt từng loại với những loại khác.
Tấm lợp lấy sáng dạng đặc
Được sản xuất bằng phương pháp ép đùn với nguyên liệu hạt nhựa polycarbonate, tấm lợp lấy sáng đặc có dạng phẳng với độ bóng cao và khả năng chịu lực lớn. Tấm poly đặc có chỉ số chống cháy cao và có thể tự dập tắt. Khi cháy tấm poly không tạo ra bất kỳ loại khí độc nào nên rất an toàn cho người sử dụng.
Độ trong suốt hoàn hảo như kính, trọng lượng nhẹ, dễ uống cong và hầu như không thể bị phá vỡ. Đây là giải pháp lấy sáng hàng đầu, dễ dàng kết hợp với các thiết kế nội ngoại thất sẵn có để tạo nên một không gian hiện đại và sang trọng.
Khả năng cách nhiệt tốt, cách âm tốt giúp không gian sống của bạn trở nên mát mẻ hơn vào mùa hè và ấm cúng hơn vào mùa đông. Từ đó, bạn sẽ giảm được một phần chi phí từ việc sử dụng máy điều hòa.
Tấm polycarbonate dạng đặc thích hợp cho các ứng dụng như:
- Thay thế kính, làm các tấm chắn bảo vệ máy móc, thiết bị.
- Lợp mái che lối đi, hành lang, giếng trời.
- Làm màn hình hiển thị, biển báo chiếu sáng, nhà chờ xe buýt, giá đỡ poster.
- Điểm nổi bật nhất của Polycarbonate đặc là chất lượng và độ bền bỉ theo thời gian, đến tận 20 năm nên thường được sử dụng trong các công trình với quy mô lớn
Tấm lợp lấy sáng dạng rỗng
Tấm polycarbonate rỗng ruột với thiết kế hai lớp bề mặt trên dưới và lớp thanh ở giữa tạo thành hệ thống thoáng khí giúp cách nhiệt hoàn hảo. Tấm poly rỗng có độ chịu lực cao và cung cấp khả năng cách nhiệt lớn hơn 60% so với kính.
Trọng lượng nhẹ, bền và dễ lắp đặt làm cho nó trở thành loại vật liệu lợp mái lý tường, đặc biệt là cho các ứng dụng ngoài trời.
Tấm poly rỗng có cấu trúc là loại nhựa dẻo với tính linh hoạt thuộc hàng cao nhất hiện nay. Trên bề mặt tấm poly rỗng của một số thương hiệu được tích hợp thêm lớp bảo vệ chống tia UV giúp ngăn ngừa những tia nắng mặt trời có hại.
Tấm poly rỗng được dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau như:
- Lợp mái nhà, giếng trời, kính chắn cho các địa điểm công nghiệp, thương mại và thể thao.
- Lợp mái vòm lỗi đi, nhà ga, trạm dừng giao thông công cộng.
- Làm cửa ra vào, cửa sổ.
- Xây dựng mái nhà kính nông nghiệp.
- Làm vách ngăn, hệ thống trần treo, bộ thu năng lượng, hàng rào bảo vệ.
Ngoài ra, tấm lợp lấy sáng dạng sóng cũng được khách hàng quan tâm
Được sản xuất với kết cấu bề mặt phẳng mịn và được dập nổi để tạo nên những vân sóng tròn hoặc vuông trên bề mặt. Tấm poly sóng thường được lắp đặt xen kẽ với các loại tấm lợp khác để lấy sáng một khu vực nhất định.
Tấm poly sóng có các đặc tính nổi bật như:
- Khả năng truyền sáng cao, lên tới 85%-90%.
- Chống chịu thời tiết tốt, có phủ lớp chống tia UV trên bề mặt .
- Chống va đập, không bị biến dạng.
- Chịu được nhiệt độ cao tử -40-12- độ C và ít bị co dãn khi nhiệt độ thay đổi.
- Trọng lượng nhẹ, dễ cắt, uốn giúp việc thi công, lắp đặt dễ dàng.
Các ứng dụng phổ biến của tấm poly sóng:
- Lợp mái hiên, mái lấy sáng.
- Lợp mái nhà kính.
- Làm sân thể dục thể thao.
- Làm giàn che cho các công trình.
- Lối đi cho người đi bộ.
Nên sử dụng tấm lấy sáng nào?
Mỗi loại tấm lợp lấy sáng đều có những đặc tính riêng để phù hợp với những ứng dụng khác nhau. Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao như hiện nay, các công ty nhà máy sản xuất cũng như nhập khẩu các loại tấm lợp lấy sáng ngày càng tăng.
Các loại tấm lợp lấy sáng là rỗng, đặc hay sóng đều có những ứng dụng phù hợp riêng cho từng loại. Tấm lợp lấy sáng rỗng thường ưu tiên dùng cho các ứng dụng lợp cách nhiệt và lấy sáng. Tấm lợp lấy sáng đặc thì lại sử dụng nhiều cho các ứng dụng thay thế kính, chịu lực tác động lớn và làm các thiết bị bảo vệ. Tấm lợp sóng thì phù hợp cho việc lợp mái lấy sáng cho các công trình công nghiệp và công cộng.